Chia sẻ:

Bất Động Sản cho người cõi âm phản pháo: Chỉ lãi ở tình người

Bất Động Sản cho người cõi âm phản pháo: Chỉ lãi ở tình người

(Bất động sản) – Chúng ta chỉ lo cho người sống mà quên mất người đã khuất. Cái lời nhiều nhất của các doanh nghiệp nghĩa trang chính là giá trị nhân văn.

Không vì mục đích kinh doanh

Ông Trần Tuấn Anh, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Toàn cầu, chủ đầu tư dự án nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Kỳ Sơn, Hoà Bình) cho rằng, cái lời nhất của các doanh nghiệp nghĩa trang là giá trị nhân văn.

“Ở Việt Nam, từ trước đến nay ngay cả những thành phố lớn, nơi an nghỉ của những người đã khuất cực kỳ khủng khiếp. Một người sống thì có một người chết, đó là quy luật của tạo hoá. Chúng ta chỉ đi lo xây đô thị cho người sống mà quên đi người đã khuất.

Người Việt nói rất hay về văn hoá thờ cúng ông bà, tổ tiên, về cội nguồn, đặc biệt có câu “Sống vì mổ vì mả, không sống vì cả bát cơm”. Cúng giỗ thì to nhưng tại sao lại để mồ mả của bố mẹ, ông bà nằm rải rác ở các cánh đồng như thế? Tôi từng chứng kiến có người đi ô tô tiền tỷ, ở villa chục tỷ nhưng hai phần mộ vài chục triệu lại nâng lên đặt xuống. Số tiền ấy chỉ đi tiếp khách 1, 2 bữa là hết.

Một doanh nghiệp khi làm gì cũng phải tính đến việc thu hồi vốn và sinh lợi về mặt tài chính. Tuy nhiên, đối với Lạc Hồng Viên, chúng tôi đặt giá trị nhân văn cao hơn những cái đó. Làm dự án này, mong muốn của tôi là thay đổi tư duy, nhận thức và hành động của giới trẻ. Họ nhìn vào và thấy đây là sản phẩm mang tính giáo dục, đạo đức và nhân văn rất lớn”.

Theo ông Trần Tuấn Anh, nhiều khách hàng khi mua mộ phần ở Lạc Hồng Viên đã phải suy nghĩ lại, thậm chí biết ơn công ty. “Ở đây luôn có người lau chùi, quét dọn, thắp hương các ngày rằm, mồng một, lễ tết”.

Doanh nghiệp bất động sản ăn xổi ở thì không thể lâu dài!

Từng bị coi là hâm, điên, thậm chí có người chẳng thèm bắt tay khi biết làm nghĩa trang nhưng ông Trần Tuấn Anh cho rằng, Lạc Hồng Viên trở thành doanh nghiệp tạo sân chơi cho các doanh nghiệp khác cũng kinh doanh dịch vụ này.

Trước những ý kiến cho rằng nghề kinh doanh nghĩa trang chẳng cần năng lực gì, mua rẻ bán đắt, ông Trần Tuấn Anh chia sẻ: “Thực ra làm nghĩa trang rất khó. Bao nhiêu doanh nghiệp muốn làm mà có làm nổi đâu! Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản rất giỏi nhưng những doanh nghiệp tham gia đàu tư xây dựng nghĩa trang phải thực sự dũng cảm mới dám làm. Cứ nói nghĩa trang làm rẻ, bán đắt sao không ai làm? Hay họ không biết làm, không thể làm và không dám làm?

Đất nghĩa trang là sản phẩm mang tính văn hoá tâm linh rất cao, người ta không mua vì mục đích thương mại, đầu cơ và chỉ mua khi phát sinh nhu cầu. Do đó, tốc độ khai thác của nghĩa trang rất chậm, sức ép về vốn đối với doanh nghiệp rất cao. Nhiều doanh nghiệp không làm nổi vì với chi phí vốn như vậy, trả lãi ngân hàng đã đủ chết.

Với bất động sản cho người sống, người ta bán một lúc căn hộ vài tỷ hay lô biệt thự vài chục tỷ còn chúng tôi bán mấy chục mét vuông được vài chục triệu đồng trong khi cũng phải đầu tư tiền tỷ. Doanh nghiệp bất động sản mới là xin dự án, chưa xây móng xong đã bán, chủ đầu tư lại không chịu sức ép về vốn. Từ trước đến nay, các doanh nghiệp bất động sản ăn xổi ở thì nên bây giờ bao nhiêu nghĩa địa bất động sản mới nằm la liệt khắp nơi”.

Phó Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Toàn cầu khẳng định, dù ngày càng phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hình nghĩa trang công viên nhưng đó không phải là điều đáng ngại với Lạc Hồng Viên.

“Không phải địa điểm nào cũng làm được nghĩa trang, nó phụ thuộc vào vị trí địa lý, cảnh quan, sơn thuỷ, giao thông… Mật độ xây dựng ở Lạc Hồng Viên hiện nay tương đối lý tưởng, giai đoạn 1 chúng tôi chỉ khai thác 39%, trong đó diện tích thực để mộ chỉ có 30%. Hơn nữa, dịch vụ của Lạc Hồng Viên đưa ra rất đầy đủ, chu đáo và quan trọng là cách triển khai dịch vụ. Nhiều dịch vụ chúng tôi là người tiên phong đưa ra, các đơn vị khác phải học tập nhưng họ làm thế nào mới quan trọng”.

Trigger Sidebar Cart0
×
Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng. Go to Shop