Trang chủ / Báo chí nói về Lạc Hồng Viên
GĐXH – Khi vừa hoàn tất việc thắp nhang ở mộ phần của bố và vợ, ông Đình Tùng Bách (ở Lương Sơn, Hòa Bình) đã gảy đàn khúc nhạc mà lúc sinh thời bà yêu thích nhất. Ông Bách bảo, chơi đàn ở nhiều nơi nhưng ở bên cạnh vợ vẫn là cảm xúc nhất. GĐXH – Không chỉ có hoa đào, hoa tuyết mai, bưởi, quất, lan… làm sinh động không gian gia đình ngày Tết, năm nay, người tiêu dùng biết đến loài cây cảnh mới có kích thước nhỏ nhắn nhưng “tuổi đời” có thể lên đến 20 năm. Đó là vạn tuế mini bonsai. Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhiều gia đình đã dành thời gian đi tạ mộ, tưởng nhớ tới gia tiên và những người đã khuất về cùng con cháu đón Tết cổ truyền. Ông Đinh Tùng Bách...
(VTC News) – Sáng 6/2, thân nhân và nhiều nghệ sỹ đưa tiễn Nhà giáo Nhân dân Thái Thị Liên – mẹ danh cầm Đặng Thái Sơn – về nơi an nghỉ cuối cùng. Cùng với người thân của nghệ sỹ piano Thái Thị Liên, sáng 6/2, nhiều nghệ sỹ nổi tiếng và đại diện Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đưa linh cữu nghệ sỹ, nhà giáo Thị Liên về nơi an nghỉ ở Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên, TP Hoà Bình, tỉnh Hòa Bình. Bà Thái Thị Liên rời cõi tạm sáng 31/1 tại nhà riêng, hưởng thọ 106 tuổi. Bà là một trong số nữ danh cầm piano đầu tiên của Việt Nam, cũng là nhân chứng sống của Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), một trong 7 người thầy...
Nhà giáo, NSND Thái Thị Liên qua đời lúc 9h37 ngày 31/1, hưởng thọ 106 tuổi. Sáng nay (6/2), lĩnh cữu bà được đưa về đất mẹ ở Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên, TP Hoà Bình. Nhà giáo, NSND Thái Thị Liên qua đời lúc 9h37 ngày 31/1, tại nhà riêng, hưởng thọ 106 tuổi. Từ trước Tết Nguyên đán Quý Mão, sức khỏe bà yếu đi nhiều. Sáng 6/2, nhiều người thân cùng Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, các nghệ sĩ nổi tiếng đã đưa linh cữu Nhà giáo, NSND Thái Thị Liên về đất mẹ ở Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên, TP Hoà Bình. Nhạc sĩ Quốc Trung tại tang lễ tiễn biệt NSND Thái Thị Liên. Ca sĩ Thanh Lam túc trực tại lễ tang Nhà giáo, NSND Thái Thị Liên những ngày qua...
(Dân trí) – Ở khu nghĩa trang heo hút, ngày đêm vẫn có những người mưu sinh “dựa cõi âm”. Họ đưa đón những người đã mất về nơi an nghỉ rồi quanh năm suốt tháng bảo vệ những phần mộ đó. Ngủ ở nghĩa trang nhiều hơn ở nhà 8 năm bén duyên với nghề bảo vệ trông coi phần mộ cho người đã mất, ngần ấy thời gian anh Nguyễn Minh Toàn (trú tại xã Mông Hóa, TP Hòa Bình) ở nghĩa trang nhiều hơn ở nhà. Anh Toàn cho biết, sau nhiều năm bôn ba ở Hà Nội, năm 2015 anh quyết định về quê tìm kiếm công việc để được gần gia đình. Anh xin vào làm bảo vệ tại nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Hòa Bình) và gắn bó với công việc này cho tới nay. Mỗi ca làm, anh Toàn đều đi tuần qua...
Khi nhận công việc này, chị My rất sợ vì làm việc ở nơi hẻo lánh, lại nhiều âm khí nhưng vì cần tiền lo cho con cái nên chị vẫn quyết bám trụ. Công việc chính của chị My là làm bảo vệ ca đêm trong nghĩa trang. Gần 10 năm “giúp việc cho người đã khuất” ở nghĩa trang Gần 10 năm, tại khu nghĩa trang Lạc Hồng Viên ở Kỳ Sơn, Hoà Bình, không biết có bao nhiêu người qua lại, nhưng ít ai để ý đến một người phụ nữ làm bảo vệ ở nơi đây. Với dáng người nhỏ nhắn, gầy guộc, hằng ngày làm việc ở nghĩa trang, đó là chị Trần Thị My (45 tuổi, ở Hoà Bình). Công việc chính của chị My là làm bảo vệ ca đêm trong nghĩa trang (từ 17h30 chiều hôm trước đến 6h30 sáng hôm sau). Bên...
(PLVN) – “Thanh minh trong tiết tháng Ba/Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”- Từ lâu, Thanh minh đã trở thành ngày Tết thiêng liêng và mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Tết Thanh minh được tổ chức vào tháng Ba âm lịch trong tiết trời mùa xuân và gắn với tục đi tảo mộ của người dân. Con cháu tưởng nhớ tổ tiên Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, từ xa xưa Tết Thanh minh đã trở thành một ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người dân Việt Nam. Thanh minh là từ Hán Việt, có nghĩa là trời trong sáng, là lễ tảo mộ. Thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm và được người phương Đông coi là một lễ tiết. Theo ước lệ, Tiết Thanh minh bắt đầu từ ngày 4...
GDVN- Tiết Thanh minh là dịp để giáo dục các con về truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhớ đến ông bà, tổ tiên, cũng là cách để chúng hiểu và yêu thương gia đình. Ngày lễ tiết Thanh Minh (từ ngày 4-20,21/4 dương lịch) là dịp đầu năm để các con cháu về thăm mộ của tổ tiên, cùng nhau dọn dẹp quét rửa mộ phần và bày mâm cúng mong tổ tiên phù hộ cho con cháu luôn khỏe mạnh bình an. Hôm nay (9/4) nhân dịp cuối tuần, nhiều gia đình đã đưa các thành viên về Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên (Kỳ Sơn, Hòa Bình) để tảo mộ tiết Thanh minh. Người dân mang hương hoa, đồ lễ đến tảo mộ. (Ảnh: Mạnh Đoàn) Trong dòng người đó, gia đình bà Trần Thị Thơm (trú tại Hà Nội) cũng có mặt từ sớm tại nơi...
VOV.VN – Nếu ở nhiều nước trên thế giới, trang điểm tử thi được xem là một nghề như bao nghề khác trong xã hội và người làm được đào tạo bài bản thì ở Việt Nam, công việc này chưa được luật hóa và vẫn chịu nhiều kì thị từ xã hội bởi quan niệm tang tóc thường mang lại những điều xui xẻo. Dưới đây là câu chuyện của Đinh Thị Phương Loan, người phụ nữ làm nghề trang điểm tử thi chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam. Từ một chuyên viên trang điểm chuyên nghiệp, Đinh Thị Phương Loan, 33 tuổi, quê ở Phú Thọ quyết định chuyển sang làm công việc trang điểm tử thi sau một lần trò chuyện với một người bạn có chị gái mất khi còn trẻ. Đinh Thị Phương Loan, người phụ nữ làm nghề trang điểm tử thi...
GiadinhNet – Người dân chỉ cần lựa chọn mâm cỗ, đồ cúng, ngày giờ…, nhân viên sẽ thực hiện nghi lễ video call để vái vọng, khấn cầu cho người thân đã khuất núi tại nơi yên nghỉ. Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên Hà Nội và nhiều tỉnh thành đã yêu cầu các cơ sở tôn giáo tổ chức lễ Vu lan 2021 theo hình thức trực tuyến để đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch. TP. Hà Nội và nhiều địa phương khác đang thực hiện giãn cách xã hội nên dịch vụ video call mùa Vu lan đã được một số nơi triển khai. Để sử dụng dịch vụ, khách hàng chỉ cần đặt mâm cỗ, lựa chọn hoa cúng, cách bài trí, ngày giờ để khấn vái…, nhân viên sẽ thực hiện và kết nối để người dân video call vái...
SKĐS – Trước diễn biến dịch COVID-19 phức tạp, các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, nhiều gia đình đã tìm đến dịch vụ Vu lan online để tưởng nhớ đến cội nguồn… Vu lan là dịp lễ của những người con hiếu thảo, của đạo hiếu và tấm lòng hiếu hạnh của mỗi người. Vu lan cũng là dịp gia đình được quây quần bên nhau để cùng gìn giữ, phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, hướng đến những giá trị tốt đẹp của gia đình và dân tộc. Với những gia đình có người thân đã “khuất núi”, Vu lan là dịp để tưởng nhớ đến cội nguồn, tổ tiên… Tuy nhiên, dịch COVID-19 bùng phát mạnh khiến dịch vụ Vu lan online được nhiều gia đình sử dụng. Video: Dịch vụ Vu lan online lên ngôi khi dịch COVID-19 bùng phát...
Thông tin cá nhân của bạn sẽ được sử dụng để tăng cường trải nghiệm sử dụng website, để quản lý truy cập vào tài khoản của bạn, và cho các mục đích cụ thể khác được mô tả trong chính sách riêng tư của chúng tôi.
Đăng ký