Tháng 7 Âm lịch cũng là dịp lễ Vu Lan báo hiếu, con cái phải hiếu thuận với cha mẹ. Nhưng cuộc sống ngày càng hiện đại, ngày lễ Vu Lan thiêng liêng dường như không còn được nhớ đến nữa.
Trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam, lễ Vu Lan (nhằm ngày 15/7 âm lịch) từ lâu đã thành một ngày trọng đại, không thể thiếu được trong hệ thống các hoạt động văn hoá tâm linh. Cuộc sống ngày càng hiện đại cũng khiến con người ta mãi miết với dòng đời xô đẩy, nhưng dù có thế nào, cũng hãy dành chút ít thời gian để nhớ về cha mẹ mình.
Đại lễ Vu Lan báo hiếu tại Chùa Kim Sơn Lạc Hồng
Nguồn gốc và ý nghĩa lễ Vu Lan
Theo Phật thoại: Tôn giả Mục Kiền Liên là một trong số ít đệ tử xuất chúng của Ðức Phật. Ngài có quyền pháp vô biên, nhưng không vì thế mà Ngài quên đi nghĩa vụ của một người con đối với cha mẹ. Một lần, dùng tuệ nhãn quan sát khắp “bốn phương tám hướng” Tôn giả Mục Kiền Liên thấy mẹ mình (là bà Thanh Ðề) đang chịu cảnh tội đồ trong ngục A tỳ, thân thể gầy héo, xanh xao, chỉ còn da bọc xương, khổ đau khôn xiết. Dù biết đó là do kết quả của thói tham lam, độc ác, sự dối trá từ thuở sinh thời mẹ đã gây nên, nhưng Ngài vẫn không khỏi thương xót. Dùng pháp thuật của mình, Tôn giả Mục Kiền Liên mang cơm dâng lên mẹ.
Nhưng, do nghiệp quá lớn nên bát cơm bà Thanh Ðề cầm trên tay bỗng hoá thành than đỏ. Chứng kiến cảnh tượng ấy, Ngài rất đau lòng, về bạch lại với Phật, mong Ðức Phật cứu vớt để linh hồn mẹ mình được siêu thoát. Cảm động trước tấm lòng hiếu nghĩa của Tôn giả Mục Kiền Liên, Ðức Phật đã chỉ cách để Ngài có thể cứu vớt được mẹ ra khỏi cảnh đoạ đầy. Ðức Phật nói: “Ông tuy quyền phép vô biên, lại hiếu thảo hơn người, tấm lòng của ông làm cảm động cả trời đất nhưng tội ác của mẹ ông quá nặng, một mình ông không thể cứu được mẹ. Ðến ngày rằm tháng 7, Chư Phật hoan hỉ, Chư Tăng tự tứ, hãy sửa soạn lễ vật cúng Dàng, thành tâm thỉnh cầu Chư Tăng chú nguyện thì mẹ ông mới có thể siêu thoát được”.
Nhằm ngày rằm tháng 7, Tôn giả Mục Kiền Liên lập bồn Vu Lan (chậu đựng đồ lễ cúng dàng), thỉnh mời Chư Tăng đến chú nguyện. Nhờ đó bà Thanh Ðề mới được siêu thoát. Các vong linh khác cũng nhờ phúc lành của Chư Tăng mà được siêu thoát. Noi gương hiếu đễ của Tôn giả Mục Kiền Liên, hàng năm, cứ đến ngày Rằm th.á.n.g Bảy các tín đồ, Phật tử khắp nơi lại tưng bừng tổ chức ngày lễ Vu Lan với tín tâm cầu cha mẹ, ông bà, tổ tiên mình sẽ được thoát khỏi tội đồ.
*Ý nghĩa: Ngày lễ Vu Lan là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước.
Những điều cần ghi nhớ vào dịp lễ Vu Lan:
1. Đốt vàng mã trong lễ Vu Lan
Nhiều người quan niệm “trần sao âm vậy” nên đã mua rất nhiều vàng mã với đầy đủ nhà cửa, xe cộ, người giúp việc, tiền, vàng… để dâng người cõi âm khi cúng lễ vu lan. Tuy nhiên, theo sư thầy ở các chùa, rằm tháng 7 không nên đốt quá nhiều vàng mã.
Như vậy, khi cúng lễ Vu Lan, bạn không nên dành quá nhiều tiền bạc, công sức để chọn mua vàng mã, bởi điều đó chưa hẳn đã tốt.
Nghi thức thả đèn hoa đăng trong Đại lễ Vu Lan báo hiếu tại Chùa Kim Sơn Lạc Hồng
Đại đức Thích Trí Thịnh (chùa Kim Sơn Lạc Hồng, Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên) khuyên rằng: “Kinh Phật không dạy phật tử đốt nhiều vàng mã. Tuy nhiên, đốt vàng mã là nhu cầu tâm linh có từ lâu đời, nên giáo lý Phật giáo chỉ hướng dẫn, giải thích để phật tử giác ngộ bản mà hạn chế dần, giảm thiểu thiệt hại về môi trường và kinh tế, lưu giữ nét nhân văn trong văn hoá ngày rằm tháng 7”.
Như vậy, khi cúng lễ Vu Lan, bạn không nên dành quá nhiều tiền bạc, công sức để chọn mua vàng mã, bởi điều đó chưa hẳn đã tốt. Chỉ nên mua các loại lễ vàng vừa đủ để thực hiện nghi lễ mà thôi.
2. Cầu siêu và phóng sinh
Mỗi mùa Vu Lan, ngoài việc cúng Vu Lan, các chùa đều làm lễ cầu siêu, phóng sinh để thể hiện sự từ bi nhằm cứu khổ, cứu nạn cho các sinh linh. Bạn có thể đến các chùa để làm lễ cầu siêu cho người thân trong gia đình và các vong linh khác.
Việc cầu siêu và phóng sinh sẽ giúp bạn cảm thấy thanh thản trong tâm hồn. Việc này cũng là một cách tích cóp công đức cho bản thân và gia đình.
Việc cầu siêu và phóng sinh sẽ giúp bạn cảm thấy thanh thản trong tâm hồn. Việc này cũng là một cách tích cóp công đức cho bản thân và gia đình.
Khách hàng thực hiện nghi thức phóng sinh tại Công viên Tâm Linh Lạc Hồng Viên
Việc phóng sinh phải do thành tâm làm phúc, cứu khổ, cứu nạn và được làm trong hoàn cảnh ngẫu nhiên, không phải là dịp định sẵn. Việc phóng sinh cũng cần vô tư trong sáng và được thực hiện quanh năm chứ không chỉ vào Rằm tháng Bảy.
3. Ăn chay báo hiếu ngày lễ vu lan
Theo Thích Trí Thịnh (chùa Kim Sơn Lạc Hồng, Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên), mùa Vu Lan ăn chay cũng là một hành động báo hiếu, báo ân. Ăn chay là không ăn thịt cá, không giết hại động vật, chúng sinh là một hình thức từ bi, đem tâm đức đó báo hiếu cho cha mẹ. Ăn chay trong chùa, ngoài đời như nhau, cũng đều là làm việc thiện. Bạn có thể lựa chọn ăn chay trong ngày cúng lễ Vu Lan, ăn chay trong ngày làm lễ cúng Vu Lan, ăn chay mỗi tuần 1 ngày hoặc ăn chay mỗi tuần vài ngày… Theo giáo lý đạo Phật, ăn chay càng thường xuyên thì công đức càng tích được nhiều.
4. Dâng gia tiên
Theo các sư thầy, cúng lễ Vu Lan không hạn chế trong ngày rằm tháng 7, mà có thể kéo dài từ ngày 1/7 đến hết tháng 7 âm lịch, miễn là chọn vào ngày phù hợp và thuận tiện cho cả gia đình sum họp.
Khi cúng lễ Vu Lan tại nhà, đầu tiên cần cúng gia tiên vào ban ngày, rồi làm lễ phóng sinh, sau đó thì cúng chúng sinh cho các vong linh không nơi nương tựa, không nhất thiết phải vào buổi tối, có thể cúng ngay sau khi phóng sinh.
Mâm cỗ cúng chúng sinh nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa, không quy định hướng lễ bởi cúng chúng sinh là hành động bố thí, chia sẻ sự đau khổ cho các chúng sinh bị đói khát, bơ vơ lâu không siêu thoát nên nếu đặt lễ cúng trong nhà thì quan thần linh và tổ tiên các nhà sẽ không cho phép.
5. Những lưu ý khi cúng lễ Vu Lan
Nhiều gia đình có quan niệm, khi cúng lễ Vu Lan, mời cô hồn về nhà cúng chúng sinh nhưng khi xong không biết cách mời đi, nên cô hồn vẫn luẩn quẩn trong nhà quấy quả gia chủ. Nếu không muốn cúng chúng sinh tại nhà thì có thể cúng tại chùa, tất cả các chùa dịp Vu Lan đều làm lễ cúng cô hồn. Ngoài ra, nếu có điều kiện, bạn nên làm lễ Vu Lan ở các chùa trước, bởi ở đó nhờ công đức, thần lực của chư tăng nên hương linh gia tiên được siêu sinh rất tốt. Sau đó mới làm lễ Vu Lan tại nhà.
Khách hàng thăm viếng ông bà tổ tiên an nghỉ tại Công viên Tâm Linh Lạc Hồng Viên
Đại đức Thích Trí Thịnh (chùa Kim Sơn Lạc Hồng, Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên) cho rằng đạo Phật thường giữ giới, không sát sinh nên thường cúng lễ chay.
Nhưng người thường thì cúng chay hay mặn đều được. Vu Lan là lễ cầu siêu báo hiếu cha mẹ, tất cả hài hòa không bắt buộc phải thế này thế kia. Nhưng tốt hơn cả, khi cha mẹ, ông bà còn sống thì con cái chăm sóc sức khỏe, lo miếng ăn, giấc ngủ… đôi khi là cái nắm tay, lời nói trìu mền, lời xin lỗi… thể hiện hiếu đễ của người con với cha mẹ sẽ có ý nghĩa gấp trăm ngàn lần việc dâng mâm cao cỗ đầy cho người đã khuất.
5 lời dạy về báo hiếu cha mẹ
Ca dao có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Câu ca dao trên đủ nói lên công ơn cha mẹ to lớn biết nhường nào.
Cũng nhân mùa Vu lan, những người con hãy làm tròn bổn phận của mình đối với cha mẹ còn sống cũng như đã qua đời. Đối với mỗi hoàn cảnh, sẽ có những bài dạy khác nhau, mà ai cũng có thể thực hiện được!
Cũng nhân mùa Vu lan, những người con hãy làm tròn bổn phận của mình đối với cha mẹ còn sống cũng như đã qua đời.
Dưới đây là 5 điều những ai còn cha mẹ nên giữ:
1. Hết lòng hiếu kính, chăm lo việc ngủ nghỉ của cha mẹ tùy theo thời tiết.
2. Chăm lo miếng cơm thức uống cho cha mẹ vừa lòng.
3. Gánh vác công việc nặng nhọc để cha mẹ được thư thái, vui vẻ tuổi già.
4. Luôn luôn nhớ nghĩ đến công ơn sinh thành dưỡng dục để lo báo đáp kịp thời lúc cha mẹ còn sinh tiền.
5. Hết lòng thuốc thang chăm sóc khi cha mẹ đau ốm không nề khó nhọc, không sợ hao tốn.
Hy vọng thông tin giúp ích được cho mọi người.