Tết Thanh Minh hay còn lại Tết Hàn thực thường được diễn ra vào tháng 3 âm lịch hàng năm. Tuy không phải Tết lớn, nhưng lại gắn liền đạo đức và bổn phận người Việt Nam để tưởng nhớ công lao tổ phụ. Chính vì vậy, thời điểm này tại nhiều nghĩa trang người dân đã nô nức đi tảo mộ (sửa sang, làm đẹp lại các phần mộ) rất đông.
Người dân nô nức đi tảo mộ dịp Tết Thanh Minh
Theo ghi nhận của phóng viên trong những ngày tháng 3 âm lịch này, người dân vẫn nô nước đổ về Công viên Nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Kỳ Sơn – Hòa Bình) để dâng hương hoa, sửa sang lại những phần mộ của gia đình mình. Nhiều người quan niệm rằng, mỗi dịp tảo mộ cũng là một dịp giãi bày với ông bà, tổ tiên và cầu xin những may mắn tốt lành cho cả gia đình. Đây cũng là thời điểm người xưa đánh dấu kết thúc kỳ “ăn chơi” sau Tết Nguyên đán để quay lại với công việc thường ngày.
Chị Phan Thị Huệ (34 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Mình lên đây để dọn dẹp vệ sinh cho phần mộ của ông bà nội nằm ở trên này. Thực ra nói là dọn dẹp chứ cũng đã rất sạch sẽ, vì ở đây đội ngũ nhân viên hàng ngày đã thường xuyên lau chùi, làm vệ sinh tại các phần mộ. Ngoài dịp Thanh Minh như thế này, thì trong năm mình cũng lên đây vài chuyến vì không gian ở đây rất đẹp, thoáng mát sạch sẽ, nó không giống với các nghĩa trang ở nhiều nơi”.
Đại đức Thích Trí Thịnh – trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng (nằm trong nghĩa trang Lạc Hồng Viên) – cho biết: Tết Thanh Minh tuy không là cái tết lớn nhưng lại gắn liền với đạo đức, bổn phận người Việt Nam, bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao tổ phụ.
Một số hình ảnh người dân tảo mộ dịp Tết Thanh Minh tại Công viên Nghĩa trang Lạc Hồng Viên:
Dâng hương, hoa tại các phần mộ
Người phụ nữ này cẩn thận cắm từng bông hoa vào lọ
Chắp tay khẩn bái trước các phần mộ, cầu mong cho mọi điều tốt lành đến với bản thân, gia đình, bạn bè và xã hội trong dịp Tết Thanh Minh
Cùng nhau làm lễ tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng
Theo Dantri.com.vn