Chia sẻ:

Lễ Giáng Sinh và những truyền thuyết

Noel, Christmas hay X’mas. Từ tiếng Pháp, Noël là viết tắt của từ gốc Emmanuel, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.

Chữ Christmas gồm có chữ Christ và Mas. Chữ Christ (Đấng chịu sức dầu) là tước vị của Đức Giêsu. Chữ Mas là chữ viết tắt của Mass (Thánh lễ). Khi chữ Christ và Mas viết liền thành ra chữ Christmas. Christmas có nghĩa là ngày lễ của Đấng Christ, tức là ngày lễ Giáng sinh của Đức Giêsu.

Theo truyền thuyết, chúa Giêsu được sinh tại Bethlehem thuộc xứ Judea nước Do Thái (ngày nay là 1 thành phố của Palestine), lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm 7 và năm 2 TCN.

Lễ Noel được cử hành chính thức vào ngày 25/12. Nhưng theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm nên Noel thường được mừng từ tối ngày 24/12. Ngày 25/12 được gọi là “Lễ chính ngày”, còn lễ đêm 24/12 gọi là “Lễ vọng” và thường thu hút nhiều người tham dự hơn.

Nguyên thủy, Lễ Giáng sinh là của những người theo đạo Kitô giáo, nhằm kỷ niệm ngày sinh của người lãnh đạo tôn giáo mình, người mà họ cho là Thiên Chúa xuống thế làm người. Nhưng dần dần, theo thời gian và qua các lễ hội của phương Tây, người ta tổ chức lễ Giáng sinh ngày càng linh đình. Đến bây giờ, lễ Giáng sinh được xem là một ngày lễ quốc tế, với ông già Noel, cây Giáng sinh và cây thông Noel.

Ngày Noel cũng là một thông điệp của hoà bình : ” Vinh danh Thượng Đế trên cao – Bình an cho người dưới thế ” là câu được hát bởi những thiên thần báo tin sự xuất hiện của vị cứu thế và Noël cũng là ngày người ta chia sẻ với những ai bị bỏ rơi, bị cô đơn, bệnh hoạn, già yếu.

Truyền thống đón Noel và các tập tục xung quanh nó ra đời từ rất xưa: thiệp ra đời ở Anh, tem ra đời ở Đan Mạch, bánh Buche ở Pháp và cây thông Noel xuất xứ từ một lễ hội của người Đức vào thời kỳ Trung Đại.

cây thông noel lễ giáng sinh

Nhng biu tượng trong l Giáng sinh

Ông già Noël 

Trẻ con Anh, Mỹ gọi Ông già Noel là Father Christmas, Santa Claus hay Saint Nick, đó chẳng qua là một dạng của chữ Saint Nicholas. Những người Hà Lan sống ở New York đã du nhập Ông Già Noel vào đất Mỹ. Họ gọi Thánh Nicholas là “Sankt Klaus ” và cuối cùng là “Santa Claus”.

Vào ngày 6 tháng 12 hàng năm tại miền bắc và miền đông nước Pháp cũng như nhiều nước Âu Châu khác đều tiến hành buổi lễ thánh Nicolas, vị quan thầy bảo hộ cho trẻ em.

Người ta kể lại rằng Thánh Nicolas khởi nguồn từ Nicolas de Myre hay cũng được gọi bằng tên Nicolas de Bari. Sinh ra tại Patara trong vùng Tiểu Á vào khoảng năm 250 và 270 sau Thiên Chúa giáng sinh và mất vào ngày 6 tháng 12 khoảng năm 345 hoặc năm 352 trong một thành phố hải cảng tại Myre trong vùng Tiểu Á. Ông là một vị Giám mục tại Myre vào thế kỷ thứ 4 và là một trong những vị thánh rất được quần chúng ái mộ tại Hy Lạp và Giáo hội La Tinh. Cuộc đời và hành động của ông bao trùm đầy những huyền thoại. Thánh Nicholas là người bảo trợ cho các thuỷ thủ, đảo Xi-xin-li, nước Hy Lạp, nước Nga và tất nhiên Thánh cũng là người bảo trợ của trẻ em.

Thánh Nicolas trong y phục của một vị giám mục thường đi đôi với cha Fouettard. Ông này mặc y phục đen có nhiệm vụ đánh đòn những đứa trẻ cứng đầu khó bảo.

Lễ thánh Nicolas là một dịp để trẻ con được phát quà 3 tuần lễ trước khi ông già Noël từ ống khói xuống. Trong đêm Thánh Nicolas đến, trước khi lên giường ngủ trẻ con để đôi giầy của chúng trước lò sưởi . Chúng cũng đặt cạnh đôi giầy một củ cà rốt, đồ ngọt cho con lừa của thánh Nicolas và một ly rượu để vị thánh sưởi ấm.

Từ thế kỷ thứ XII, người ta kể rằng thánh Nicolas, hoá trang, đi từ nhà này sang nhà khác trong những đêm mồng 5 và mồng 6 tháng 12 để hỏi những đứa bé xem chúng có ngoan ngoãn hay không. Những đứa trẻ ngoan được ông cho quà, kẹo bánh còn những đứa bé ngỗ nghịch khó dạy thì sẽ bị phạt bởi cha Fouettard, người đi cạnh ông.

Người ta tìm thấy ở sự thể hiện của ông già Noël tất cả những gì đã tạo nên biểu tượng của nhân vật Thánh Nicolas: một bộ râu dài trắng xoá, chiếc mũ giám mục trở thành chiếc mũ trùm đầu bằng lông, một chiếc áo choàng đỏ.

Ông già Noël di chuyển bằng một chiếc xe trượt tuyết kéo bởi những con tuần lộc, ông thánh Nicolas di chuyển trên lưng một con lừa. Cũng bởi lý do này mà tại một số vùng của nước Pháp, trẻ em thường đặt dưới gốc cây sapin Noël một ly rượu cho ông già Noël và một củ cà rốt cho con lừa của ông. Đề cập đến tên gọi thì tại vùng Savoie ông già Noël được gọi là”Chalande”, vùng Bourgogne và trong vùng Niverne được gọi là Père Janvier (cha tháng Giêng), “Olentzaro ở vùng Pays Basque ( miền Nam nước Pháp sát biên giới với nước Tây Ban Nha) hay tại vùng Normandie ( Bắc nước Pháp ) được gọi là “Barbassionné”.

Vào thế kỉ thứ 16, ở Hà Lan trẻ em thường đặt những chiếc giầy gỗ của mình bên cạnh lò sưởi với hy vọng là chúng sẽ được thánh Nicholas thết đãi no nê. Người Hà Lan phát âm từ St. Nicholas thành Sint Nicholaas, sau đó nói chệch thành Sinterklaas và cuối cùng được những người theo giáo phái Anh đọc thành Santa Claus.

Thánh Nicola được “nhập cảng” vào Hoa Kỳ vào thế kỷ thứ 17 bởi những người di dân Đức hay Hà Lan . Tại đây Thánh Nicolas đã được ” thương mại hoá ” một cách tuyệt vời bởi người Mỹ như hiện nay chúng ta biết sau những ” biến hoá ” về y phục và “văn hoá” để trở thành ông già Noël vồn vã , dễ thương hơn và sau đó được người Hoa Kỳ “tái xuất cảng” trở lại Âu Châu.

Năm 1821 một mục sư Mỹ, Clement Clarke Moore viết một chuyện kể về Noël cho trẻ em trong đó một nhân vật đáng yêu xuất hiện, ông già Noël, trên chiếc xe trượt tuyết kéo bởi 8 con tuần lộc. vị mục sư này đã tạo cho ông già Noël vẻ mũm mĩm, vui cười. Ông cũng thay chiếc mũ giám mục của Thánh Nicolas bằng chiếc mũ chùm đầu, chiếc gậy quyền giám mục bằng kẹo đại mạch . Chú lừa được thay bằng 8 con tuần lộc năng động.

Ông già Noel rất vui nhộn, béo tốt tượng trưng cho lòng đại lượng và các loại thức ăn bổ dưỡng. Ông luôn mặc quần áo đỏ tượng trưng cho sự nồng nhiệt và chân thành.

B qun áo đ ca ông già Noel

Nicolas chưa trở thành ông già tuyết, vì ông vẫn mặc bộ quần áo tiều phu cũ kỹ, cưỡi ngựa mỗi khi đến cho quà bọn trẻ. Một ngày nọ, ông địa chủ làng Nicholas đi ngang qua nhà ông, và lập tức Nicholas bị mê hoặc bởi chiếc xe kéo với hai con tuần lộc xinh đẹp, xe có gắn những cái chuông kêu lanh canh dễ thương. Ông địa chủ mặc một bộ đồ đỏ tươi, đầu đội mũ lông cùng màu. “Mình cũng đáng để có nó lắm chứ, con ngựa nhà mình đã quá già và hay than thở, còn bộ quần áo này thì không chịu nổi cái giá rét mùa đông nữa”.

Nicholas tìm đến bà thợ may giỏi nhất vùng để có bộ đồ đỏ mơ ước ấy. Nhưng lạ lùng thay, khi bộ đồ hoàn thành thì nó to đến độ trông Nicholas như lọt thỏm vào trong ấy. “Ôi tôi đã làm hỏng bộ đồ của ông rồi, nó mới thùng thình làm sao!“. ”Không sao cả, tôi sẽ ăn bánh kẹo cho người to lên như bộ quần áo. Cái quần dài này ư? Tôi sẽ mang một đôi ủng đen để bớt độ lùng xùng. Bà cứ yên tâm, trông tôi sẽ tuyệt vời trong bộ quần áo này đấy!”.

Và như thế, ông già Noel đã ra đời như một huyền thoại, nhưng đến mấy mươi năm sau, thì bộ trang phục đỏ gắn liền với huyền thoại ấy mới có.
Còn bây giờ, hãy tự tin mà bảo với với mọi người rằng: “Ông già Noel trên xe trượt tuyết với hai con tuần lộc là hoàn toàn có thật”.

Ông già Noel và tc tng quà Giáng Sinh

Tặng quà là một tục lệ rất quan trọng của lễ Giáng Sinh. Tập tục này dường như bắt nguồn từ thói quen của người La Mã xưa hay tặng quà vào những lễ hội mùa đông hay Tết dương lịch. Theo truyền thuyết Kinh Thánh, sau khi Chúa Hài Đồng ra đời được 12 ngày thì Ba Vua mang lễ vật đến dâng nên ngày nay, ở Ý, Tây Ban Nha và nhiều nước khác, 12 ngày sau đêm Giáng Sinh trẻ em mới được tặng quà.

Khi Chúa Giê-su cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba vị vua phương Đông đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình với Chúa. Họ mang đến ba món quà quý giá, đó là vàng, trầm hương và chất nhựa thơm. Vàng tượng trưng cho vương quốc của ngài, trầm hương tượng trưng cho linh hồn của ngài và chất nhựa thơm biểu hiện hình ảnh ngài bị đóng đinh trên cây thánh giá.

Ba vị vua rất giàu có nhưng những người dân nghèo hầu như chẳng có tài sản cũng mang đến bất cứ những gì họ có thể để tỏ lòng thành kính với Chúa Hài Đồng. Những người chăn cừu tặng ngài hoa quả và những món đồ chơi nhỏ do chính họ tạo ra.

Đêm Giáng Sinh, ông già Noel sẽ là người đi phát quà. Trên vai ông bao giờ cũng có một cái bị khổng lồ dựng đầy đồ chơi và quà bánh cho thiếu nhi. Khi bọn trẻ đã ngủ, ông sẽ tụt ống khói vào nhà bỏ quà vào những chiếc tất chúng treo sẵn ở đầu giường kèm theo lời chúc Giáng Sinh vui tươi .

Cây thông Noel

Việc sử dụng cây thông như vật trang trí cho Lễ Giáng Sinh là một phong tục truyền thống. Truyền thuyết kể rằng vào một đêm Noel, thánh Bô-ni-fa-ci-ô đang đi trong rừng thì bắt gặp cảnh tượng một lễ hiến sinh. Cực kì phẫn nộ, thánh giật lấy một cái rìu của những người ngoại đạo và bổ mạnh vào thân một cây sồi thiêng. Sau nhát chặt, một cơn cuồng phong đã quật đổ cây sồi. Run sợ trước biểu hiện sự trừng phạt của Chúa, những người ngoại đạo đã xin gia nhập đạo Cơ đốc ngay tại khu rừng này.

Những người mới gia nhập Cơ đốc giáo nhận thấy một thông nhỏ mọc lên từ gốc của cây sồi bị chặt. Theo phong tục của người ngoại đạo, họ thường dùng thông xanh làm biểu tượng cho sự sống vĩnh hằng và lúc này họ quyết định dùng nó như là biểu tượng của Chúa Giê su muôn đời. Trải qua nhiều năm thì những cây thông xanh mới được trang trí như ngày nay nhưng chúng đã trở thành một biểu tượng không thể nào thay thế.

Martin Luther được biết đến như người đầu tiên trang hoàng một thông xanh dành cho lễ Giáng Sinh. Ông mang một cây vào trong nhà và và gắn lên đó những cây nến và vật trang trí được làm bằng hoa quả và những đồ dùng trong nhà lên trên đó. Ông nói rằng ánh sáng nhắc mọi người nhớ đến Chúa Giê su là ánh sáng của thế giới và những vật trang trí trên cây biểu hiện cho những món quà của Chúa nhân từ và độ lượng.

Sau Martin Luther những người Ðức cũng bắt đầu trang trí cây Noel và phong tục này đã được phổ biến rộng rãi trên thế giới. Khi ngày lễ Giáng sinh trở nên phổ biến hơn thì việc trang trí cây thông Noel cũng vậy, ở Mỹ, truyền thống trang trí cho cây Noel được bắt đầu ở thành phố Bê-lem, tiểu bang Pennysylvania vào năm 1747 khi một giáo xứ quyết định làm theo phong tục của người Ðức và lúc đó cây Noel được trang trí cho trẻ con.

Máng c

Thực ra ở những nước mà đa số theo đạo Thiên Chúa, không phải cây thông mà máng cỏ mới là phần đặc sắc của ngày lễ Giáng Sinh. Máng cỏ hay còn gọi là hang đá, hang lừa là một mô hình thu nhỏ nơi Chúa đã chào đời với đầy đủ những hình người và xúc vật bé xíu.

Người Ý gọi máng cỏ là presepio, người Tây Ban Nha gọi là nacimiento, người Anh gọi là manger scene, còn ở Pháp thì người ta gọi là crèche. Hầu như ở mỗi nhà thờ đều có máng cỏ, nhưng chiếc máng cỏ ở mỗi gia đình mới là cái mang ý nghĩa sâu sắc hơn cả.

Người ta nói rằng người khởi xướng cái tục lệ đáng yêu này là thánh Francis. Đêm Giáng Sinh năm 1224, ông đã dựng lên trong một ngôi giáo đường ở một làng gần Assissi, Ý, một chiếc hang đá có cả người thật và gia súc thật diễn lại các vai như câu chuyện ngày xưa Chúa chào đời.

Thường máng cỏ được làm dưới dạng núi đá rêu phong hoặc bị cỏ cây vây phủ. Tượng Joseph và Mary được đặt cạnh chiếc nôi, phía sau là các súc vật và mục đồng…. Phía trên hang đá là thiên thần, hoặc một ngôi sao sáng hoặc có thể là một con bồ câu trắng. Cả nhà sẽ cùng nhau làm máng cỏ và đặt trên bàn ở một góc phòng khách trong suốt mùa lễ Giáng Sinh. Các bức tượng xinh xinh nhiều màu sắc thường làm bằng thạch cao như ở Tây Ban Nha và nhiều vùng ở Pháp, còn ở Ý, người ta làm bằng đất hay bằng gỗ. Chập tối đêm Giáng Sinh, trẻ em sẽ thắp sáng máng cỏ bằng nến, ở Pháp, chúng còn thắp bằng nến ba màu để tưởng nhớ Chúa Ba Ngôi. Và hằng đêm máng cỏ lại được thắp sáng, đến đêm thứ 12 sau Giáng Sinh thì được cất đi dành cho mùa lễ năm sau.

Thánh ca Giáng Sinh

Trong tiếng Anh, những bài hát vui đêm Giáng Sinh được gọi là Carol, tiếng Pháp là Noel, tiếng Ý là Pastorelles và tiếng Đức là Kristilieder. Chúng bắt nguồn có lẽ từ các nhà thờ xưa, nơi thường diễn những vở kịch nhớ về sự ra đời của Chúa và có kèm theo những bài hát vui.

Ngày nay, những bài thánh ca Giáng Sinh đã được sáng tác thêm rất nhiều, một số ngợi ca Thiên Chúa, một số khác có nội dung mừng lễ hội. Một trong những bài thánh ca nổi tiếng và được dịch ra nhiều ngôn ngữ nhất trên thế giới là “Silent Night, Holy Night”.

Nến Giáng Sinh

Có nhiều truyền thuyết kể về những cây nến đêm Giáng Sinh. Nhiều người cho rằng Martin Luther là người đầu tiên có sáng kiến thắp nhiều cây nến trên các cành cây thông mùa Giáng Sinh.

Khi trở về nhà vào một đêm mùa đông gần lễ Giáng Sinh, ông đã sững sờ trước vẻ đẹp của ánh sáng từ các ngôi sao chiếu rọi trên cành cây thông nhỏ trước cửa nhà mình. Ông tái hiện lại cảnh tượng này bằng cách gắn các cây nến lên cành của cây thông Noel trong nhà để tượng trưng cho Ngôi Sao trên làng Bê-lem.

Có một huyền thoại khác kể rằng một bé trai nọ bị đi lạc đêm Giáng Sinh nhưng nhờ ánh đèn nến nới cửa sổ phòng mẹ, đã tìm được lối về đến nhà.

Lại có một truyền thuyết khác kể rằng thánh Maria và Giu-se đêm Chúa Giáng Sinh đã tìm ra nơi trú ngụ nhờ lần theo ánh đèn hắt ra từ cửa nhỏ một cái chuồng bò lừa.

Ngôi sao Giáng Sinh

Ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rưc rỡ đủ màu sắc trong mùa Giáng sinh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía,có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.

Ngôi sao trong lễ Giáng sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm còn nhìn thấy. Từ các vùng phía đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran va Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua. Từ đó, 3 vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được thành Bethlehem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các vật phẩm trầm hương và vàng bạc châu báu.

Ngôi sao trở thành biểu tượng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và được treo chỗ sang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đem Giáng sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng đế.

Vòng lá mùa vng

Vòng lá mùa vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh, thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy. Cây xanh thường được trang hoàng trong các bữa tiệc của dịp Đông chí – dấu hiệu của mùa Đông sắp kết thúc. Trên vòng lá đặt 4 cây nến. Tục lệ này khởi xướng bởi các tín hữu phái Lutheran ở Đức vào thế kỷ 16, nói lên sự giao tranh giữa ánh sáng và bóng tối.

Vòng lá có hình tròn biểu tượng cho tính vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá thể hiện hy vọng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. 4 cây nến bao gồm ba cây màu tím – màu của Mùa Vọng, cây thứ 4 là màu hồng – màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday).

Nhng vòng hoa Giáng Sinh

Những vật trang trí trong nhà như cây ô rô và cây tầm gửi cũng là một phần rất quan trọng của lễ Giáng Sinh. Cây ô rô trước đây là biểu tượng của người ngoại đạo dùng để xua đuổi ma quỷ. Truyền thuyết kể rằng trong chiếc vòng gai mà đức Chúa đã đội trên đầu khi bị đóng đinh trên cây thập ác có cây ô rô nhưng đó là cây ô rô có quả màu trắng.

Khi máu của Ðức Chúa nhỏ vào những quả ô rô trắng, chúng chuyển thành màu đỏ. Kể từ đó, quả ô rô luôn luôn có màu đỏ. Người ta cũng tin rằng truyền thuyết này chính là nguồn gốc của vòng hoa Giáng Sinh. Vì vòng hoa này tròn như một chiếc vương miện và cũng luôn được kết bằng những cành ô rô.

Cây trng nguyên (Poinsettias)

Quê hương của cây trạng nguyên là ở Mê-hi-cô. Vào thế kỉ 18, người Mê-hi-cô coi cây trạng nguyên là biểu tượng của ngôi sao ở Bethelem. Theo truyền thuyết cho rằng có một bé trai không có quà dâng lên Chúa Hài Đồng nên em đã mang đến máng cỏ một chùm lá cây. Các bạn em cười chế nhạo em, nhưng khi em đặt những nhánh lá dưới chân Chúa Hài Đồng thì những cành lá đó biến thành những bông hoa đỏ rực rỡ rất đẹp.

Cây trạng nguyên được đặt theo tên của Joel Poinsett đại sứ đầu tiên của Mĩ ở Mê-hi-cô người đã có công mang loại cây này về nước Mỹ vào năm 1882.

Chiếc ko gy

Vào những năm 1800, một người làm kẹo ở Ấn Độ muốn biểu đạt ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh qua một biểu tượng được làm bằng kẹo. Ông bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình bằng cách uốn cong một trong những thỏi kẹo của mình thành hình một chiếc gậy kẹo. Qua cây gậy kẹo của mình, ông đã kết hợp những biểu tượng thể hiện tình yêu và sự hi sinh của Chúa Giê su.

Màu trắng biểu hiện cho sự trong trắng và vô tội của chúa Giê su. Sau đó, ba sọc nhỏ tượng trưng cho những đau đớn mà Ðức Chúa đã phải chịu trước khi ngài chết trên cây thập ác. Ba sọc đó còn biểu hiện ba ngôi thiêng liêng của Chúa (sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần). Ông thêm vào một sọc đậm để tượng trưng cho máu mà Chúa đã đổ cho loài người.

Khi nhìn vào cái móc của cây gậy, ta thấy nó giống hệt cây gậy của người chăn cừu vì chúa Giê su chính là người chăn dắt con người. Nếu bạn lật ngược cây gậy, nó sẽ trở thành chữ J tượng trưng cho chữ cái đầu tiên của tên chúa Giê su (Jesus). Nhờ có người thợ làm kẹo đó mà mọi người đều biết được lễ Giáng Sinh nói về điều gì.

Cây tm gi và cây ô rô

Hai trăm năm trước khi Chúa Giê su ra đời, người ngoại đạo dùng cây tầm gửi để kỉ niệm ngày Mùa Ðông đến. Họ thường hái loại cây kí gửi này và dùng nó để trang trí cho ngôi nhà của mình. Họ tin tưởng rằng loại cây này có một khả năng chữa trị đặc biệt đối với mọi loại bệnh tật từ bệnh vô sinh của phụ nữ cho đến ngộ độc thức ăn.

Những người dân ở bán đảo Xcăngđinavi cũng coi cây tầm gửi là biểu tượng của hoà bình và sự hòa thuận. Họ còn đồng nhất hình tượng cây tầm gửi với nữ thần tình yêu của họ là thần Frigga. Phong tục hôn nhau dưới bóng cây tầm gửi hẳn là xuất phát từ từ niềm tin này.

Lúc đầu nhà thờ cấm sử dụng cây tầm gửi trong lễ Giáng Sinh vì nguồn gốc ngoại đạo của nó. Thay vì sử dụng tầm gửi, các cha đạo đề nghị dùng cây ô rô làm loại cây dùng cho Lễ Giáng Sinh.

 Ký hiu XMAS

Từ viết tắt này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Trong tiếng Hy Lạp Xristos có nghĩa là Chúa Jesus. Cho đến thế kỷ thứ XVI, những người châu Âu bắt đầu dùng chữ cái đầu tiên của tên Đức Chúa là “X” để viết tắt cho từ Christ trong Christmas.

Thip Giáng Sinh

Vào thời cổ Ai Cập và La Mã, người ta có thói quen gửi lời chúc mừng đầu năm khắc trên những mảnh gỗ. Đến năm 1843, tại Anh quốc, Sir Henry Cole, vì quá bận bịu trong công việc làm ăn không thể viết thư được nhân mùa Giáng Sinh và muốn giúp phát triển hệ thống Bưu điện nên đã nhờ Horsley – 1 họa sỹ ở London thiết kế 1 tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản bán với giá một “shilling”.

Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kì người dân nào gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.

Các món ăn trong đêm Giáng sinh

Gà Tây quay 

Vào thế kỷ thứ XVI, nhà thám hiểm Sebastian Cabot đem gà Tây về nước Anh. Mặc dù khí hậu lạnh không thích hợp với loại gia cầm này, nhưng gà Tây quay vẫn trở thành món ăn phổ biến của người Anh mỗi dịp Giáng sinh.Gà Tây quay nổi tiếng đến nỗi năm 1843, nhà văn Anh Charles Dickens đã đưa nó vào tác phẩm kinh điển A Christmas Carol của mình. Món ăn này lan truyền sang Úc từ năm1788.

Bánh Pudding

Khoảng thế kỷ thứ XVI, các loại rau và thịt mất dần. Đến thế kỷ thứ XIX thì thành phần và vị của nó rất gần với bánh pudding ngày nay. Người ta còn cho vào bánh vài hạt đậu hoặc đồng xu và tin rằng người ăn phải phần bánh này,  sẽ gặp may mắn cả năm.Những bữa tiệc đón Giáng sinh về không thể thiếu chiếc bánh pudding thơm lừng, béo ngậy. Tuy nhiên, bánh pudding ngày nay khác xa chiếc bánh ngày xưa. Vào thế kỷ XV, bánh được làm từ mận, rượu vang, thịt bê thái nhỏ, vụn bánh mỳ, thảo dược, hành rau, trái cây khô và gia vị.

Bánh Buche Noel  (Bánh khúc cây )

Tổ tiên người phương Tây thường nhóm củi trong ống khói nhà, họ tin rằng lửa càng kêu lách cách thì các thần dữ sẽ tránh xa. Ngày nay, tập tục biến dần vì không mấy nhà còn ống khói. Thay vào đó, theo sáng kiến của một thợ làm bánh ở Pháp, năm 1875, người ta làm chiếc bánh ngọt có hình cây củi để mọi người thưởng thức trong đêm Noel và lưu truyền cho đến nay.

Ngày nay, mỗi Giáng sinh, chúng ta lại có một ổ bánh kem chocolate nâu hình khúc gỗ được rắc ít chocolate trắng lên tượng trưng cho tuyết. Trong lễ hội Yule cổ xưa, người ta phải chuẩn bị một khúc gỗ lớn, đốt lên trong suốt 12 đêm để đón chào sự trở lại của thần mặt trời. Người dân tin rằng họ sẽ gặp điềm gở nếu thân cây cháy hết trước lúc kết thúc lễ hội.

Giáng Sinh các nước

Vit Nam

Giáng Sinh trước đây vốn chỉ là ngày lễ của những người theo đạo cơ đốc giáo, nhưng hiện tại đã là một ngày hội chung.

Ở Việt Nam, Giáng sinh mới được coi như một ngày lễ chung, thường được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25/12. Đêm 24 được coi là đêm Giáng Sinh. Trong những ngày này, cây thông Nô-en được trang trí ở nhiều nơi bằng cây thật (thường là Thông ba lá hoặc Thông mã vĩ, Thông nhựa, không phải cây thông như ở các nước phương tây thường là họ Bách tán). Trên cây người ta thường treo các đồ trang trí nhiều loại nhưng thường có những cặp chuông, dây giả tuyết, những chiếc ủng và các gói quà tượng trưng xinh xắn…

Tối 24/12, mọi người thường kéo nhau ra đường chơi để hưởng thụ không khí của đêm giáng sinh tràn ngập trên các nẻo đường, chủ yếu là thanh niên tụ tập trên các tuyến đường hướng tới các nhà thờ – hướng tới Chúa.

Ba Lan

Giáng Sinh là nghi lễ không thể thiếu được ở Ba Lan, được kết thúc bằng buổi lễ “Vidual” tổ chức ở nhà vào đêm Giáng Sinh. Trước khi Giáng Sinh tới, mọi người thường quan tâm đến việc cùng chia sẻ và kết nối lại tình bạn để cho lễ kỉ niệm vào đầu mùa đông sẽ là sự kết hợp hài hoà giữa thời tiết và tinh thần của Giáng Sinh. Lòng hiếu khách rất quan trọng. Những ngọn nến chiếu sáng ở mỗi ô cửa sổ để đón chào Thiên Chúa. Cây thông Nô-en được trang trí bằng hoa quả thật và bánh bích quy, cùng với cả các đồ trang trí khác hoặc giấy cắt và quả trứng ngộ nghĩnh.

Nga

Người Nga tổ chức lễ Giáng Sinh theo ngày lễ chính thống vào vào mùng bảy tháng Giêng. Người Nga không trang trí cây thông Nô-en nhưng mọi người vẫn tạo ra một cây khác gọi là cây Evergreen (cây xanh mãi mãi). Nó cũng còn được gọi là cây năm mới.

Hà Lan

Cũng như các quốc gia Tây Âu khác, lễ hội bắt đầu ở Hà Lan vào ngày 25 tháng 12- đêm thánh Nicolas. Món quà của thánh Nicolas tặng cho ba chị em nghèo khổ qua chiếc ống khói và phong tục treo tất ở ống khói có thể được bắt nguồn từ câu chuyện này. Mỗi năm thánh bổn mạng ở Amstecdam đi thuyền tới thành phố với người cộng sự của mình là Black Peter ăn mặc như một người More. Họ được đón chào nồng nhiệt. Mọi người trao đổi quà với nhau và họ náo nức chuẩn bị cho mùa Giáng Sinh.

Theo doanbulgaria1976

 

Trigger Sidebar Cart0
×
Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng. Go to Shop
Foxit PDF Editor Full Crack | Chỉ Dẫn Tải & Kích Hoạt Miễn Phí 2024 Chỉ dẫn chi tiết Tải ProShow Producer 9 Full Crack Miễn Phí, nhanh & Hiệu Quả [Bật mí]: thiết kế website ở Tp. Hà Nội ở đâu đáng tin nhất?