Chia sẻ:

5 lưu ý khi đi tảo mộ cuối năm để mời tổ tiên về nhà ăn Tết

Lễ tảo mộ Tết thường diễn ra từ ngày 20 đến trước chiều ngày 30 tháng Chạp hàng năm, để mời ông bà, tổ tiên về nhà cùng con cháu đón Tết.

Dân gian quan niệm, khi chết đi, phần mộ chính là nhà của người đã khuất. Ngôi nhà ở chốn nhân gian, không còn là nhà của họ nữa. Chính vì vậy, mỗi khi có giỗ hay tết đến xuân về, con cháu phải thắp hương khấn thần Táo, để thần mở cửa cho các vong linh về nhà hưởng lễ vật ngày Tết.

Sau đó đến tận “nhà” để mời các cụ về hưởng lễ. Nếu con cháu không mời về, thần Táo Quân sẽ không cho người đã khuất vào nhà (bởi khi này họ chỉ là khách). Dù có mâm cao cỗ đầy, vong linh ông bà, tổ tiên cũng không được hưởng.

5 lưu ý khi đi tảo mộ

Ảnh tảo mộ tại Công viên Nghĩa trang Lạc Hồng Viên

Không đi tảo mộ khi trời đã tối

Thời gian tốt nhất khi đi tảo mộ là những ngày ấm áp, tạnh ráo. Bạn không nên đi quá sớm khi sương chưa tan hay quá muộn khi trời đã tối. Bởi khi này, âm khí nặng nề, không tốt cho sức khỏe của người đi tảo mộ.

Tất cả mọi người trong gia đình đều có thể đi tảo mộ

Thông thường, tảo mộ là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng nhớ về người đã khuất với lòng thành kính. Chính vì vậy, tất cả mọi người trong gia đình đều có thể tham gia hoạt động này.

Tuy nhiên, riêng với trẻ nhỏ và bà bầu thì nên hạn chế. Bởi nghĩa trang là nơi có rất nhiều âm khí, các loại vi khuẩn sinh sôi từ thân thể những người đã mất. Chính vì vậy, đối với những bà bầu ở tháng cuối hay con trẻ dưới 1 -2 tuổi hoặc người đang ốm nên hạn chế đến đây. Bởi khi này, cơ thể bạn khá yếu, rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, ảnh hưởng đến sức khỏe. Hoặc khi về nhà dễ bị nhiễm phong hàn hoặc một số bệnh thời khí.

Nên phát quang cây cối khi đi tảo mộ

Khi đi tảo mộ, các gia đình cần chuẩn bị cuốc/xẻng/dao để phát quang cây cối rậm rạp quanh mộ, đắp thêm đất để mộ được đầy đặn, đẹp đẽ hơn.

Ngoài ra, nên mang vôi ve/sơn, khăn ẩm, sô nước (đối với những ngôi bộ đã được xây sửa) để lau dọn, sơn sửa lại phần mộ.

Nên mang hoa cúc, hoa lay ơn ra mộ

Bó hoa cúc/hoa lay ơn hoặc cây hoa cúc để cắm hoặc trồng cảnh phần mộ. Cũng có nơi người ta trồng cây xương rồng để bảo vệ mộ khỏi những tác nhân từ con người, động vật. Tuy nhiên, nó lại gây trở ngại khá nhiều khi bạn muốn dọn dẹp, thắp hương ở phần mộ nhà mình.

Mang theo lễ cúng

Khi ra tảo mộ cuối năm, bạn nên mang theo lễ cúng gòm 1 bộ tam sinh, giấy ngũ sắc, hương/nhang, đèn, quần áo mã, nước lọc sạch, rượu, trầu cau cùng hoa quả, bánh kẹo tùy gia chủ.

Nếu kết hợp tảo mộ với hành lễ cúng “hàn long mạch” thì cần dùng nước ngũ vị, hàng the tưới xung quanh mộ và tạ lễ như khi mới an táng người mất.

tảo mộ mời ông bà tổ tiên về ăn tết

Hành lễ thắp hương cầu khấn phải là người có tâm

Sau khi sửa sang phần mộ, bày biện lễ vật, cần nghiêm mình, kính cẩn đứng trước phần mộ, chắp tay vái lạy và mời người đã khuất về nhận lễ.

Thứ tự đứng thông thường là người cao tuổi đứng trước, sau đó người trẻ tuổi đứng phía sau. Con trai đứng trước, con gái đứng sau. Người hành lễ thắp hương cầu khẩn phải là người có tâm, khi thắp nhang thì phải nghiêm túc, thành kính với người đã khuất.

Bài văn cúng khi đi tảo mộ

Bài văn khấn Lễ âm phần long mạch, sơn thần thổ phủ

Nam mô a di Đà Phật
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn thần:
Con kính lạy các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày: ……………
Tín chủ (chúng) con là:………

Nhân ngày lễ tết đang đến gần chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị Tôn thần lai lâm chiếu giám.
Gia đình chúng con có ngôi mộ của………

Táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp (hoặc tảo mộ, bốc mộ…) vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng Thần linh, Thổ công, Thổ phủ Long Mạch, Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ và Chư vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Chúng con kính mời các vị chư Thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát. Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe an bình, bốn mùa không tật ách, tám tiết hưởng thái bình. Nam mô a di Đà Phật.

Bài văn khấn Lễ vong linh ngoài mộ

Nếu viết văn khấn ra giấy thì đọc, xong cùng tiền vàng khi tảo mộ. Trong khi đợi tuần nhang thổ địa thì mọi người trong gia đình đi viếng thăm các ngôi mộ của gia đình mình, thắp lên mộ mấy nén.

Rồi khấn:
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con Kính lạy Hương linh………………
Hôm nay là ngày. . ………….
Nhân ngày :………………………….
Tín chủ (chúng) con ……………………………
Ngụ tại:…………………….

Chúng con và toàn thể gia đình con cháu, nhờ công ơn võng cực, nền đức cao dầy, gây dựng cơ nghiệp của… chạnh lòng nghĩ đến âm phần ở nơi hoang vắng, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước mộ, kính mời chân linh… lai lâm hiến hưởng.

Chúng con xin phép được sửa sang phần mộ, bồi xa, bồi thổ, cho được dầy bền, tu sửa minh đường hậu quỷ cho thêm vững chắc. Nhờ ơn Phật Thánh phù trì, đội đức trời che đất chở, cảm niệm Thần linh phù độ, khiến cho được chữ bình an, âm siêu dương thái.

Con cháu chúng con xin vì chân linh. Phát nguyện tích đức tu nhân, làm duyên, làm phúc cúng dâng Tin Bảo, giúp đỡ cô nhi quả phụ, tế bần cứu nạn, hiếu thuận tông nhân để lấy phúc này hướng về Tiên Tổ.

Cúi xin linh thiêng chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì con cháu, qua lại soi xét cửa nhà. Che tai cứu nạn, ban tài tiếp lộc, điều lành mang đến, điều dữ xua đi. Độ cho gia đạo hưng long, quế hờ tươi tốt, cháu con vinh hưởng lộc trời, già trẻ nhuần ơn Phật Thánh.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám.

Theo baomoi.vn

Trigger Sidebar Cart0
×
Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng. Go to Shop
Foxit PDF Editor Full Crack | Chỉ Dẫn Tải & Kích Hoạt Miễn Phí 2024 Chỉ dẫn chi tiết Tải ProShow Producer 9 Full Crack Miễn Phí, nhanh & Hiệu Quả [Bật mí]: thiết kế website ở Tp. Hà Nội ở đâu đáng tin nhất?