Dịch vụ cầu an

Đi lễ chùa đầu năm cầu bình an cho bản thân và gia đình là việc rất là tốt, tuy nhiên nếu như bản thân hoặc gia đình có hạn nặng (sao không tốt chiếu) thì sẽ phải làm lễ cầu an. Nếu chúng ta không hiểu đúng ý nghĩa của việc cầu an thì có thể sẽ tốn tiền vào việc lập đàn cầu cúng giải hạn nhưng lại không đạt được kết quả như ý muốn.

Cầu an là gì?

Cầu an là mong muốn đạt được những điều tốt đẹp hơn, tránh được những điều xấu, gạt bớt các rủi ro để cho tâm an. Cầu cho luôn được hạnh phúc, mọi việc được hanh thông, thuận lợi.

Chúng ta thường cầu an khi trong lòng thấy mọi việc không được suôn sẻ, không được tốt và luôn thấy việc xấu đổ lên đầu chúng ta làm bản thân cảm thấy bất an.

Bất an bắt nguồn từ đâu?

Mỗi con người đều có những năm gọi là năm hạn (sao xấu chiếu hay điều bất thường xảy đến). Có nhiều quan điểm nói rằng mỗi người có một số phận được định trước và do đấng tạo hóa tạo ra. Theo đức Phật thì mọi việc đều do con người tạo ra, do chính bản thân tạo nghiệp mang lại. Người tạo nghiệp lành tâm sẽ an, người tạo nghiệp ác tâm sẽ luôn cảm thấy bất an. Mọi việc đều do chính bản thân mỗi người tạo ra.

Trong cuộc đời của mỗi con người có lúc thăng lúc trầm, không có ai sinh ra có một cuộc sống sung sướng mãi hay đau khổ mãi. Ai cũng có những giai đoạn bình an, và có những giai đoạn cảm thấy bất an. Nhưng nhiều người không tìm ra nguyên nhân tại sao con người lại có những năm bất an như vậy. Họ nghĩ ra những đàn lễ thật lớn với nhiều gà vịt, lợn bò bị giết hại để cúng tế. Theo cách nhìn nhân quả, gieo nhân nào phải hái quả đấy, nếu chúng ta giết hại nhiều mạng sống tức là tạo ra nỗi khổ đau cho rất nhiều loài vì sự bình an của mình thì làm sao có thể mong mình bình an được?

Chúng ta có thể gặp nhiều khó khăn đau khổ cũng là do nghiệp từ kiếp trước hoặc trong quá khứ để lại giờ chúng ta phải ghánh chịu. Nhưng chúng ta có thể hóa giải được bớt đi bằng cách làm việc thiện, cúng giường, bố thí… để có thể hóa giải được những nghiệp ác chúng ta đã tạo ở kiếp trước hoặc trong quá khứ. Bởi vì từ nhân đi đến quả có các yếu tố duyên xen vào nên nghiệp quả sẽ có sự chuyển biến. Cũng có trường hợp nghiệp quả không hình thành do sự can thiệp quá mạnh của các duyên.

Trong kinh Pháp cú Thí dụ, phẩm Vô thường thứ I có kể về vị trời Đế Thích sắp mãn phúc, mất đi năm đức tướng (Ngũ suy tướng: 1. Mất hào quang, thân thể hôi dơ, 2. Hoa trên mũ đội trên đầu khô héo, 3. Không còn ưa thích chỗ ở của mình, 4. Dưới nách chảy mồ hôi, 5. Bụi bám lên thân).

Ngài biết mình sắp mạng chung và tái sinh vào thai con lừa của một người thợ làm đồ gốm. Ngài hết sức lo buồn, vội tìm đến xin Phật cứu độ cho. Vua trời Đế Thích đến nơi gặp Đức Phật liền phủ phục sát đất đỉnh lễ, chí tâm quy y Phật, Pháp, Tăng. Nhờ công đức phúc lành đó mà Ngài thoát khỏi kiếp lừa sắp tái sinh và giữ được thân tướng Thiên Đế đầy đủ năm đức tướng.

Nghi thức cầu an tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng thuộc dự án Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên

Cầu an trong chùa khuyến thỉnh mọi người làm nhiều việc thiện lành:

1. Phóng sinh

Không phúc nào nhiều bằng phúc cứu mạng của chúng sinh khác. Giống như khi mình đang sắp chết mà có người cứu mạng thì lòng biết ơn thật vô cùng sâu sắc. Tâm trân trọng, mừng rỡ của các loài hướng về bạn sẽ khiến tăng trưởng phúc báo của bạn.

2. Cúng dường chư Phật

Ngoài phóng sinh, trong lễ cầu an còn có lễ cúng dường chư Phật. Công ấy ấy vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn. Công đức cúng dáng sẽ làm dày thêm phúc báo, giúp bạn vượt qua được những hoạn nạn trong năm.

3. Tụng kinh

Trong lễ cầu an bao giờ cũng có tụng kinh. Kinh chính là những lời thiện lành của Đức Phật. Bởi vậy, khi tụng kinh, tâm chúng ta sẽ lắng xuống bình an. Sự bình an đó tạo nên một từ trường an lành. Sóng an lành đó sẽ dung thông với các sóng an lành khác, nhờ vậy chúng ta vượt qua được những tai nạn trong một năm.

Một số hình ảnh cầu an

cau-an

cầu an

Ngoài dịch vụ cầu an thì công ty còn cung cấp các dịch vụ:

Trigger Sidebar Cart0
×
Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng. Go to Shop